BÊ BỐI THAM NHŨNG TẠI FIFA :
Khi người Mỹ quyết liệt hơn người Thụy Sĩ
Vài ngày sau khi Bộ Tư pháp Mỹ công bố kết luận về vụ án tham nhũng liên quan đến việc đăng cai World Cup 2018 và 2022 Văn phòng công tố Liên bang Thụy Sĩ xác nhận sẽ đinh chỉ điều tra một trong hai vụ án mà cựu Chủ tịch Liên đoàn bóng đá thế giới Sepp Blatter là đối tượng nhắm tới.
Hai quyết định nghe có vẻ trái ngược này thật ra lại rất liên quan đến nhau. Và nó khẳng định thực tế rằng giới điều tra Mỹ đang chiến thắng Thụy Sĩ, trong cuộc chiến chống lại những tiêu cực ở thượng tầng của FIFA.
Mỹ mạnh tay, Thụy Sĩ bất lực
Trước đó, tin bóng đá ông Sepp Blatter bị nghi ngờ có hành vi kinh doanh không đúng đắn và có thể là tham ô. Vị cựu chủ tịch FIFA đã bị điều tra về việc bán bản quyền World Cup cho Liên đoàn bóng đá Caribe (CFU) vào năm 2005.
Văn phòng công tố Liên bang Thụy Sĩ đã bắt đầu điều tra từ tháng 9/2015, 4 tháng sau khi Bộ Tư Pháp Mỹ vạch ra những nghi ngờ về kế hoạch tham nhũng của một số lãnh đạo cấp cao và doanh nhân ở thời điểm đó.
Kể từ ngày ấy, Mỹ đã khởi tổ khá nhiều người trong danh sách trên, trong khi phía Thụy Sĩ thì tỏ ra bất lực trong việc theo đuổi các bản án và cáo trạng.
Hôm Chủ nhật, ông Blatter tỏ ra thất vọng với cách làm việc của cơ quan tư pháp nước mình.
“Các anh làm gì mà cần tới 4 năm rưỡi để điều tra một việc như thế này”, ông nói, và tất nhiên vẫn phủ nhận hoàn toàn những cáo buộc về mình.
Trong thông báo mới nhất, tổng chưởng lý văn phòng công tố Thụy Sĩ cho biết, ông Blatter không có nghĩa vụ phải trả lời về việc bán bản quyền World Cup cho Liên đoàn bóng đá Caribe (CFU) với giá 600 nghìn USD, đề rồi tổ chức này bán lại với giá lên tới... 20 triệu USD.
Còn cáo buộc thứ hai đối với Blatter là khoản tiền 2 triệu USD chuyển cho phó chủ tịch FIFA Michel Platini năm 2011 thì cho đến thời điềm này vẫn chưa có kết luận cuối cùng.
Người đứng sau thương vụ của CFU là Ịack Wamer, cựu phó chủ tịch FIFA. Ông này từng có tên trong bản cáo trạng hồi tháng 5/2015, nhưng đã chống lại việc dẫn độ sang Mỹ.
Hôm thứ Hai vừa rồi, Warner tiếp tục có tên trong bản cáo trạng mới nhất của phía Mỹ, với tội danh lợi dụng chức vụ để tham gia vào các kế hoạch chào mời, đề nghị, chấp nhận, thanh toán và nhận những khoản thanh toán bất hợp pháp, hối lộ,...
Warner, từng mất ghế sau khi liên quan đến một kế hoạch hói lộ riêng, đã tuyên bố năm 2011 rằng FIFA trao cho ông quyền giảm giá bản quyền World Cup để giúp Blatter đắc cử với số phiếu ủng hộ từ Caribe.
Blatter là chủ tịch FIFA từ 1998 đến tháng 12/2015, và vẫn đang phải thi hành án phạt 6 năm không được hoạt động liên quan đến bóng đá.
Trở lực cho các cơ quan hành pháp
Thất bại của Thụy Sĩ trong việc truy tố Blatter tiếp tục cho thấy một cái nhìn nữa về cách mà họ giải quyết các vụ việc, cũng nhu mối quan hệ với tổ chức bóng đá lớn nhất thé giới, có trụ sở đặt ngay tại đây, một quốc gia vốn nổi tiếng về luật bảo mật thuế và ngân hàng.
Thất bại ấy gây thất vọng cho nhiều cựu quan chức bóng đá, những người mà cuộc sống đã bị đảo lộn sau khi cung cấp chứng cứ cho nhân viên điều tra Thụy Sĩ.
Một cựu giám đốc điều hành, vốn không hề nhúng chàm, đã tiết lộ rằng ông và một số nhân viên đã gặp khó khăn trong tìm việc vì liên quan tới FIFA.
Việc điều tra của Thụy Sĩ kể từ nàm 2015 gây rất nhiều tranh cãi bởi họ chẳng đưa ra được kết luận nào, trong khi hàng terabyte dữ liệu đã được thu giữ ở trụ sở FIFA, và không ít quan chức đã bị buộc tội tham nhũng. Sự thiếu chắc chắn, và thậm chí là nhầm lẫn vẫn còn tồn tại.
Phần lớn trong số đó xuất phát từ quyết định kỷ luật rồi lại... tái sử dụng tổng chưởng lý Michael Lauber, người có những mối quan hệ được cho là mờ ám đối với Blatter.
Ông Lauber từng có 3 cuộc gặp bí mật với chủ tịch đương nhiệm Gianni Infantino để bàn bạc về vụ việc đưa ra ánh sáng.
“Có vài lần, ông ta đã không nói sự thật, vi phạm quy tắc ứng xử của công tố viên liên bang, và cản trở điều tra kỷ luật”, các quan chức Thụy Sĩ đã tuyên bô như vậy hồi tháng trước.
Vụ việc này khiến Lauber bị cắt giảm 8% lương và ông đã kháng cáo. Điều đáng nói là luật sư của Lauber, Lorenz Erni, cũng chính là người từng cãi cho Blatter khi ông sắm vai chưởng lý. Ở Thụy Sĩ, trường hợp này không bị coi là xung đột về lợi ích.
Hai năm trước, Olivier Thormann, một trong những điều tra viên hàng đầu trong các vụ việc về FIFA, đã bị buộc phải rời khỏi cuộc điều tra khi chính ông bị điều tra về việc vi phạm bí mật, hối lộ và đối xử thiên vị.
Thormann sau đó đã đuợc xóa mọi cáo buộc nhưng vân bị loại khỏi chuyên án.
Phiên tòa về khoản thanh toán bất thường giữa một số quan chức của ban tổ chức World Cup 2006 và chiến dịch tranh của FIFA của Blatter năm 2005, chỉ mới được khai màn hồi tháng Ba vừa rồi, trước khi bị hoãn vô thời hạn vì đại dịch Covid-19. Nếu 4 bị cáo người Đức không bị xét xử trong tháng này, họ sẽ thoát tội vì... hết hạn theo quy định •